CategoriesGÓC LÀM ĐẸP Kiến thức

Mụn ở tai là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Mụn ở tai là bệnh gì?
5/5 - (2 bình chọn)

Mọc mụn ở tai là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Nổi mụn ở tai là tình trạng không quá hiếm gặp. Tuy nhiên, có thể đó cũng là biểu hiện của bệnh lý, cần sớm được thăm khám và có hướng điều trị phù hợp. Vậy nổi mụn ở tai nguyên nhân do đâu? Cách phòng tránh, điều trị như thế nào?

Nguyên nhân mọc mụn ở tai

Mụn là tình trạng về da rất thường gặp. Phổ biến nhất là ở mặt nhưng cũng có thể xuất hiện ở những vùng khác như: ngực, cổ, lưng hoặc tai. Việc mọc mụn ở tai nguyên nhân có thể là do:

  • Dầu thừa và bụi bẩn: Ở tai cũng có tuyến bã nhờn hoạt động. Khi không làm sạch da vùng tai kỹ hay các vật dụng thường xuyên tiếp xúc ở khu vực này như: tai nghe, dây mũ bảo hiểm, khuyên tai… thì lỗ chân lông dễ bị bí tắc, hình thành mụn trứng cá.
  • Viêm nhiễm: Vi khuẩn xâm nhập cũng có thể gây ra triệu chứng mụn ở tai. Nhất là khi tai bạn đang có vết trầy xước, vết thương, mới xỏ khuyên… nhưng không vệ sinh tốt.
Nguyên nhân mọc mụn ở tai
Nguyên nhân mọc mụn ở tai
  • Sử dụng sản phẩm không phù hợp: Một số loại sản phẩm chăm sóc da hay dầu gội, sữa tắm… có chứa thành phần gây kích ứng cũng là nguyên nhân nổi mụn ở tai chứ không phải mụn ở tai là bệnh gì.
  • Yếu tố nội tiết: Rối loạn hormone khiến cho tuyến dầu tiết ra nhiều hơn cũng là nguyên nhân nổi mụn ở tai. Tình trạng này thường phổ biến ở tuổi dậy thì hoặc phụ nữ có thai, đến chu kỳ kinh nguyệt…
  • Do bệnh lý: Có những tình trạng tai nổi mụn không bình thường mà là do bệnh lý.

Vậy mụn ở tai là bệnh gì? Một số bệnh lý ở tai có dấu hiệu nổi hạch, dễ bị nhầm lẫn với mụn trứng cá, mụn bọc. Nguyên nhân có thể là do viêm hạch bạch huyết, u mỡ, u nang bã nhờn…

Mọc mụn ở tai là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Trong hầu hết trường hợp, nổi mụn ở tai không đáng lo ngại, kể cả là mụn hạch. Chúng có thể tự biến mất sau vài ngày hoặc vài tuần. Trừ trường hợp bạn tự ý xử lý không đúng cách, khiến cho mụn bị vỡ, nhiễm trùng và lây lan. Nếu vi khuẩn xâm nhập sâu vào bên trong tai sẽ càng gây đau nhức, khó chịu.

Mụn ở tai là bệnh gì?
Mụn ở tai là bệnh gì?

Với tình trạng mụn u, nổi hạch sau 2 – 4 tuần không khỏi và không có dấu hiệu thuyên giảm, tốt nhất là bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám xem mụn ở tai là bệnh gì nhé. Không nên tự ý chích, nặn để tránh gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Các phương pháp điều trị mụn ở tai

Làm thế nào để trị mụn ở tai? Bạn có thể áp dụng 3 phương pháp sau:

Làm sạch tai và đồ dùng liên quan

Điều đầu tiên là bạn cần chú ý đến vấn đề vệ sinh tai và các vật dụng tiếp xúc trực tiếp với bộ phận này định kỳ. Có thể sử dụng nước sạch, nước muối sinh lý hay loại sữa rửa mặt dịu nhẹ để rửa sạch ở bên ngoài.

Vệ sinh tai thường xuyên
Vệ sinh tai thường xuyên

Bôi sản phẩm trị mụn tai

Sử dụng thêm các sản phẩm bôi tại chỗ là cách giúp mụn nhanh lành hơn. Bạn có thể dùng chấm mụn để gom cồi mụn nhanh hoặc bôi các sản phẩm trị mụn chứa những thành phần như:

  • Salicylic acid (BHA): Cách điều trị mụn ở tai cũng như ở những bộ phận khác trên cơ thể, phổ biến là sử dụng axit salicylic. Hoạt chất này có tác dụng loại bỏ bã nhờn, làm sạch lỗ chân lông, thúc đẩy mụn nhanh lành hơn.
  • Benzoyl Peroxide: Đây là một trong những thành phần trị mụn trứng cá tiêu biểu. Hiệu quả với tình trạng mụn có sự xuất hiện của vi khuẩn. Cơ chế hoạt động của benzoyl peroxide là cung cấp oxy vào bên trong lỗ chân lông, phá vỡ đi môi trường sống lý tưởng của vi khuẩn gây mụn.
  • Glycolic acid: Có khả năng làm thông thoáng tắc nghẽn của lỗ chân lông và đặc biệt là phù hợp với mọi loại da. Do đó, thành phần này cũng thường được kê trong routine trị mụn trứng cá.
Bôi sản phẩm trị mụn tai
Bôi sản phẩm trị mụn tai

Ngoài ra, còn có một số thành phần có tác dụng hỗ trợ giảm mụn hiệu quả khác như: Tràm trà, azelaic acid, sulfur.

>> Sử dụng các loại mỹ phẩm xanh rất tốt cho sức khỏe để không bị nổi mụn 

Đến bác sĩ để được thăm khám, điều trị

Nhiều trường hợp mụn bọc hay không biết mụn ở tai là bệnh gì, tốt nhất là bạn nên đến bác sĩ để thăm khám và tìm phương án chữa trị phù hợp. Tuyệt đối không được tự cạy, nặn mụn làm vỡ dịch hay gây tổn thương da.

Đến bác sĩ để khám tai
Đến bác sĩ để khám tai

Làm cách nào để phòng tránh mụn ở tai?

Sau khi tìm hiểu rõ nguyên nhân, cách điều trị mụn ở tai như thế nào, chúng ta cũng sẽ rút ra được cách phòng tránh tình trạng này. Về nguyên tắc thì mụn ở tai cách phòng tránh cũng tương đối đơn giản như sau:

  • Vệ sinh tai sạch sẽ, đúng cách: Vệ sinh tai và khu vực xung quanh nhẹ nhàng bằng nước sạch, nước muối sinh lý hay các sản phẩm chuyên dụng. Ngoài ra, các sản phẩm thường xuyên tiếp xúc với tai cũng cần được vệ sinh sạch sẽ định kỳ.
  • Sử dụng sản phẩm chăm sóc da phù hợp: Một số sản phẩm chăm sóc da, bao gồm cả dầu gội, sữa tắm cũng có thể là nguyên nhân nổi mụn ở tai. Vì vậy, khi sử dụng mỹ phẩm mới, bạn hãy chắc chắn rằng thành phần của chúng phù hợp với làn da, không gây kích ứng.
Vệ sinh tai thường xuyên
Vệ sinh tai thường xuyên

Trong hầu hết trường hợp, nổi mụn tai không quá đáng lo ngại và có thể tự khỏi. Tuy nhiên, cũng có một số ít trường hợp cần được chẩn đoán chính xác để biết mụn ở tai là bệnh gì. Chẳng hạn như khi có mụn bọc to, hạch. Hy vọng rằng qua bài viết, bạn đã hiểu rõ hơn về mụn tai và cách chăm sóc da đúng cách để ngăn ngừa, chữa trị tình trạng này.

>> Xem thêm các loại chấm mụn hiệu quá để trị mụn ở tai của nhà Bye Bye Blemish

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *