CategoriesGÓC LÀM ĐẸP Kiến thức

Mụn nước là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Mụn nước là gì? Nguyên nhân và cách điều trị
5/5 - (1 bình chọn)

Mụn nước trên da có thể xuất hiện ở mặt, tay hay mọi vị trí trên cơ thể, kèm theo các triệu chứng khác nhau. Khi bị nổi mụn nước, bạn cần tìm được nguyên nhân và theo dõi để có hướng điều trị phù hợp, kịp thời cải thiện tình trạng mụn.

Mụn nước là gì?

Là những nốt nhỏ chứa chất lỏng bên trong. Dịch này có thể trong suốt hoặc chứa mủ, máu, huyết thanh. Mụn nước thường có kích thước dưới 5mm. Tùy vào nguyên nhân hình thành mà chúng có thể mọc theo cụm hoặc đơn lẻ, kèm theo các triệu chứng mụn nước khác như: ngứa, ửng đỏ da, châm chích, rát…

Mụn có thể xuất hiện ở mọi vị trí trên cơ thể
Mụn có thể xuất hiện ở mọi vị trí trên cơ thể

Mụn nước có thể xuất hiện ở mọi vị trí trên cơ thể. Nhưng phổ biến nhất là ở mặt, tay và chân. Có những dạng mụn sau một thời gian sẽ tự lặn mất hoặc vỡ ra. Nhưng nếu mụn vỡ không được chăm sóc đúng cách sẽ tiềm ẩn nguy cơ nhiễm khuẩn.

Nguyên nhân gây ra mụn nước

Có rất nhiều lý do nổi mụn. Và mỗi một nguyên nhân gây mụn nước sẽ kèm theo các triệu chứng khác nhau. Bao gồm:

Do rôm sảy

Rôm sảy là nguyên nhân phổ biến gây mụn nước ở trẻ em khi trời nóng hoặc mặc quá nhiều quần áo kín. Dấu hiệu là mảng da hơi đỏ hay lấm tấm hồng, đi kèm với ngứa, nóng rát. Các mụn này mọc theo cụm, to cỡ đầu kim. Nguyên nhân xuất hiện là do ống tuyến mồ hôi của trẻ chưa phát triển hoàn chỉnh, trong khi mồ hôi tiết ra nhiều, không thể thoát hết ra ngoài nên bị ứ đọng lại.

Rôm sảy là nguyên nhân phổ biến gây mụn nước ở trẻ em khi trời nóng hoặc mặc quá nhiều quần áo kín
Rôm sảy là nguyên nhân phổ biến gây mụn nước ở trẻ em khi trời nóng hoặc mặc quá nhiều quần áo kín

Do côn trùng cắn

Một số loại côn trùng như kiến, bọ chét, rệp khi cắn sẽ có thể tạo thành mụn nước phồng rộp nhỏ đi kèm với đỏ và ngứa. Một số trường hợp có thể tự khỏi nhưng cũng có không ít trường hợp cần đi khám bác sĩ để được cho toa thuốc điều trị. Nếu không sẽ ngày càng gây đau đớn, khó chịu.

Một số loại côn trùng như kiến, bọ chét, rệp khi cắn sẽ có thể tạo thành mụn nước
Một số loại côn trùng như kiến, bọ chét, rệp khi cắn sẽ có thể tạo thành mụn nước

Bệnh thủy đậu và bệnh zona

Đây là hai loại bệnh có liên quan đến nhau và do cùng một loại virus gây ra. Khi bị thủy đậu, ban đầu người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi, đau họng, sốt, sau đó nổi các mụn nước trên khắp cơ thể, lớn dần như hạt đậu rồi tự khô. Bệnh thủy đậu hoàn toàn có thể kiểm soát khi dùng thuốc đặc trị. Tuy nhiên, người đã từng mắc thủy đậu sẽ có nguy cơ bị zona về sau khi hệ miễn dịch suy yếu. Biểu hiện là cơ thể mệt mỏi, đau, sốt và xuất hiện mụn nước từng mảng.

Đây là hai loại bệnh có liên quan đến nhau và do cùng một loại virus gây ra
Đây là hai loại bệnh có liên quan đến nhau và do cùng một loại virus gây ra

Do virus Herpes

Đây là loại virus gây chứng mụn nước ở môi, miệng và cơ quan sinh dục. Herpes thường đi kèm với triệu chứng da đỏ, đau nhức, đau cơ, sốt, nổi hạch… Sau khi mụn vỡ, dễ bị bội nhiễm nếu không được chăm sóc kỹ. Bên cạnh đó, bệnh cũng có thể tái phát khi hệ miễn dịch suy yếu.

Đây là loại virus gây chứng mụn nước ở môi, miệng và cơ quan sinh dục
Đây là loại virus gây chứng mụn nước ở môi, miệng và cơ quan sinh dục

Dị ứng, viêm da dị ứng

Xảy ra khi bạn tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng. Chẳng hạn như: mỹ phẩm, xà phòng, thức ăn, thời tiết, môi trường… Biểu hiện của dị ứng bao gồm nổi mề đay, mẩn ngứa hoặc mụn nước. Chỉ cần ngưng tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng, triệu chứng sẽ biến mất.

Chàm da eczema

Đây là một dạng bệnh lý về da phổ biến và dễ tái phát với nhiều thể khác nhau như: viêm da thần kinh, viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc, chàm thể đồng tiền… Biểu hiện chung là vùng da bị đỏ, ngứa, dày sừng và xuất hiện mụn nước ít hoặc nhiều. Một thời gian sau, các nốt mụn này sẽ bong ra, khiến da xuất hiện tình trạng đóng vảy, khô cứng mất thẩm mỹ.

Đây là một dạng bệnh lý về da phổ biến và dễ tái phát
Đây là một dạng bệnh lý về da phổ biến và dễ tái phát

Ghẻ nước

Là một dạng bệnh truyền nhiễm ở da do ký sinh trùng Sarcoptes scabiei gây ra. Biểu hiện là nổi sẩn ngứa, mụn nước, hồng ban và đặc biệt ngứa vào ban đêm. Bệnh có thể kéo dài khoảng từ 3 đến 6 tuần.

Là một dạng bệnh truyền nhiễm ở da do ký sinh trùng Sarcoptes scabiei gây ra
Là một dạng bệnh truyền nhiễm ở da do ký sinh trùng Sarcoptes scabiei gây ra

Bệnh tay chân miệng

Thường xuất hiện ở trẻ em dưới 10 tuổi. Ban đầu, người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi, sốt, biếng ăn, có thể kèm theo tiêu chảy. Sau đó, các mụn nước bắt đầu xuất hiện ở lòng bàn tay, bàn chân, mông, đầu gối. Chúng có thể trồi trên da hoặc ẩn dưới da nhưng không đau, không ngứa. Niêm mạc má, lợi và lưỡi cũng xuất hiện mụn nước, dễ vỡ và tạo thành vết loét khiến người bệnh bị đau khi ăn uống.

Thường xuất hiện ở trẻ em dưới 10 tuổi
Thường xuất hiện ở trẻ em dưới 10 tuổi

Mụn nước có nguy hiểm không?

Hầu hết mụn nước là dấu hiệu của các loại bệnh và thường không nguy hiểm nếu bạn theo dõi sát sao. Một số dạng mụn nước có thể tự khỏi. Một số khác sẽ cần sử dụng thêm thuốc để rút ngắn quá trình hồi phục. Tuy nhiên, nếu khi mụn nước vỡ hoặc nổi mụn nước do nhiễm trùng, bạn cần phải đặc biệt chú ý chăm sóc để tránh khiến tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.

Mượn nước cực kì nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời
Mượn nước cực kì nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời

Làm thế nào để phòng ngừa mụn nước?

Mụn nước phần lớn là dấu hiệu của dị ứng và các bệnh ngoài da. Vì vậy, những cách phòng tránh mụn nước tốt nhất là:

  • Tránh ăn hoặc tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng.
  • Giữ gìn vệ sinh cá nhân, thường xuyên thay ga giường, mền, khăn tắm… và dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ.
  • Không dùng chung đồ dùng cá nhân với người khác.
  • Mặc quần áo, giày dép thông thoáng, thấm hút mồ hôi.
Mụn nước phần lớn là dấu hiệu của dị ứng và các bệnh ngoài da
Mụn nước phần lớn là dấu hiệu của dị ứng và các bệnh ngoài da

Cách điều trị mụn nước hiệu quả

Làm thế nào để trị mụn nước? Mụn nước thường không gây nguy hiểm nhưng sẽ đi kèm với các triệu chứng khó chịu nên bạn cần áp dụng các cách điều trị mụn nước để chúng nhanh biến mất. Thêm vào đó là hạn chế đau, nhiễm trùng do vỡ mụn. Tùy vào từng nguyên nhân gây mụn nước mà cách chữa trị sẽ khác nhau:

  • Nếu nổi do ghẻ, chàm, viêm da, côn trùng nguy hiểm, bạn hãy đến gặp bác sĩ để có phác đồ điều trị phù hợp. Có thể sẽ cần kết hợp bôi thuốc trị mụn nước với thuốc uống để giảm triệu chứng nhanh hơn.
  • Ngoài ra, cũng có một số trường hợp có thể phải can thiệp rạch tháo áp xe đi kèm dẫn lưu dịch ra ngoài để điều trị.
  • Rửa chỗ nổi bằng nước muối sinh lý hoặc nước muối ấm để kháng khuẩn, hạn chế bội nhiễm.
  • Có thể tăng độ ẩm và làm dịu cho vùng da nổi mụn bằng cách bôi kem dưỡng ẩm hay kem lô hội, dầu dừa…
  • Giữ vùng da nổi mụn luôn khô ráo, sạch sẽ.
  • Tránh xa các tác nhân gây dị ứng. Trang bị thêm dụng cụ bảo hộ như: găng tay, ủng… trong trường hợp bắt buộc phải tiếp xúc với tác nhân dị ứng.
  • Tăng cường hệ miễn dịch bằng cách bổ sung vitamin C, trái cây, rau củ trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Tránh xa các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ.
Có rất nhiều cách điều trị mụn nước hiệu quả
Có rất nhiều cách điều trị mụn nước hiệu quả

Mụn nước trên mặt thường là do dị ứng mỹ phẩm, viêm da hoặc Herpes. Mụn xuất hiện trên người có thể là do ghẻ, chàm, rôm sảy hay một số bệnh khác gây ra. Hầu hết các trường hợp đều không nguy hiểm nhưng sẽ kèm theo các triệu chứng khó chịu nên bạn cần theo dõi và có phương án điều trị phù hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *