Mụn bọc có thể nói là nỗi ám ảnh của không ít người. Đây là dạng mụn trứng cá nặng, làm tổn thương da nhiều và khó chữa trị. Hiểu rõ mụn bọc là gì, nguyên nhân hình thành do đâu sẽ giúp bạn biết được nên điều trị mụn bọc như thế nào cũng như cách phòng tránh hiệu quả nhất. Tất cả thông tin về loại mụn này sẽ được Bye Bye Blemish giải đáp bên dưới đây.
Mụn bọc là gì?
Mụn bọc là một loại mụn có mủ, đôi khi còn cả máu bên trong nhân. Nguyên nhân gây mụn bọc là do lỗ chân lông bị bít tắc kết hợp với sự phát triển của vi khuẩn Propionibacterium acnes. Nếu chưa biết mụn bọc là gì cũng như mụn bọc và mụn mủ khác nhau như thế nào, bạn rất dễ nhầm lẫn giữa hai loại mụn này.

Thực tế, mụn mủ thông thường chỉ là dạng mụn viêm nhẹ, có đường kính khá nhỏ, khoảng dưới 4mm và hoàn toàn có thể tự khỏi nhanh sau khoảng 5 – 7 ngày hoặc dùng chấm mụn. Còn mụn bọc là dạng mụn mủ lớn, cứng, lâu hồi phục hơn mụn trứng cá thông thường. Nếu tự ý nặn và không xử lý đúng, mụn bọc rất dễ lây lan và phát triển nghiêm trọng hơn, thậm chí là để lại sẹo.
Các giai đoạn phát triển của mụn bọc
Khi mới hình thành, dễ nhầm lẫn mụn bọc với các loại mụn thông thường khác, dẫn đến dùng sai sản phẩm điều trị, tự ý chích, nặn mụn. Điều này vô tình khiến mụn nhiễm khuẩn nặng hơn và lâu hồi phục cũng như khó chữa trị. Vì vậy, để phân biệt mụn bọc với các loại mụn khác, có thể dựa vào đặc điểm ở từng giai đoạn phát triển của mụn bọc như sau:
- Giai đoạn 1: Mụn bắt đầu hình thành, dấu hiệu là vết mụn nhỏ u lên, chưa nhận biết rõ ràng.
- Giai đoạn 2: Mụn sưng to, bên trong chứa dịch mủ trong suốt, trắng hoặc vàng, sờ vào hơi cứng và đau.
- Giai đoạn 3: Mủ đã chín, được đẩy lên và có thể vỡ khi chạm vào. Nếu mụn vỡ có cả máu tràn ra. Tuy nhiên, có thể sẽ để lại thâm và sẹo rất khó phục hồi.
Nguyên nhân gây mụn bọc
Sau khi biết được mụn bọc là gì, chúng ta cũng dễ dàng biết được nguyên nhân nổi mụn bọc. Lý do chính khiến mụn bọc hình thành là lỗ chân lông bít tắc bởi tế bào chết, bụi bẩn, bã nhờn, phấn make up… kết hợp cùng với vi khuẩn gây mụn. Ngoài ra thì cũng còn một số nguyên nhân phức tạp khác khiến cho mụn phát triển khó kiểm soát như:
Rối loạn chức năng bài tiết
Khi các cơ quan bài tiết như gan và thận hoạt động kém hiệu quả, cơ thể chúng ta sẽ đẩy mạnh hoạt động của hệ nội tiết. Hậu quả là tuyến bã nhờn luôn trong trạng thái hoạt động quá mức, làm cho da mặt dễ bóng dầu, lỗ chân lông dễ bít tắc. Từ đó, khiến mụn bọc trên mặt phát triển ồ ạt.

Chế độ sinh hoạt và ăn uống
Đây cũng là những nguyên nhân khiến da dễ nổi mụn khi không được kiểm soát và điều chỉnh. Khi bạn nạp vào cơ thể các món như: sữa bò, dầu mỡ, đường… sẽ kích thích hoạt động của hormone gây tăng tiết bã nhờn. Việc stress hay thức khuya cũng gây ra kết quả như trên.

Yếu tố di truyền
Loại da là một yếu tố mang tính di truyền. Nếu trong gia đình bạn có người thuộc tuýp da dầu, có mụn bọc thì bạn cũng có khả năng gặp phải tình trạng tương tự. Tuy nhiên, thông thường thì nổi mụn bọc do di truyền sẽ tự hết ở một giai đoạn nhất định.

Tại sao mụn bọc lại khó chữa trị?
Hiểu được mụn bọc là gì, nguyên nhân hình thành, ắt hẳn bạn cũng phần nào hình dung được mức độ nghiêm trọng của dạng mụn này. Quá trình điều trị mụn bọc tương đối phức tạp và mất thời gian hơn các loại mụn trứng cá khác. Lý do vì mức độ viêm nặng, khiến cho nang lông bị tổn thương nghiêm trọng. Việc chỉ sử dụng mỹ phẩm bôi ngoài da để giảm mụn là không đủ. Đôi khi phải kết hợp thêm kháng sinh đường uống…

Thêm vào đó, nếu trong quá trình lên mụn, chăm sóc da không kỹ rất dễ làm mụn vỡ, lây lan đến các vùng da xung quanh.
Cách trị mụn bọc hiệu quả
Tùy vào từng tình trạng da cụ thể mà cách điều trị mụn bọc là đơn giản hay phức tạp. Nếu bạn chỉ gặp phải một vài nốt mụn, có thể tự chăm sóc bằng cách vệ sinh da và skincare, dùng chấm mụn. Trường hợp mụn nhiều, dễ tái phát, dai dẳng và không biết cách chăm sóc như thế nào, chắc chắn rằng phải cần có sự tư vấn điều trị của bác sĩ. Có thể sẽ cần kết hợp những phương pháp như:
Dùng sản phẩm hỗ trợ giảm mụn
Các sản phẩm skincare chứa hoạt chất hỗ trợ giảm mụn như: salicylic acid, benzoyl peroxide, azelaic acid… Những sản phẩm này sẽ giúp làm sạch lỗ chân lông và diệt khuẩn mụn, giảm tình trạng viêm, sưng. Bên cạnh đó, còn hạn chế tổn thương để lại sau mụn.

Dùng thuốc uống
Bác sĩ có thể sẽ kê thêm thuốc trị mụn bọc đường uống để ức chế hoạt động của vi khuẩn hiệu quả hơn. Thông thường là các loại thuốc kháng sinh: tetracycline, minocycline, doxycycline… Ngoài ra, khi bị mụn bọc do nội tiết, thuốc tránh thai cũng có hiệu quả trong trường hợp này. Thuốc sẽ ức chế hormone testosterone, từ đó giảm tiết bã nhờn.

Lấy nhân mụn đúng cách
Lấy nhân mụn đúng cũng là một cách điều trị mụn bọc hiệu quả hơn. Sai lầm của rất nhiều người là tự ý nặn mụn, khiến dịch vỡ, làm lây lan vi khuẩn đến các vùng da xung quanh, lên mụn nhiều hơn. Không những vậy, loại bỏ chưa hết nhân mụn bọc cũng là nguyên nhân khiến mụn tái phát, không thể chữa dứt điểm. Để lấy nhân mụn bọc đúng cách, tốt nhất nên đến cơ sở có chuyên môn bạn nhé.

Tiêm thuốc Cortisone
Cortisone là một loại thuốc có tác dụng kháng viêm, được ứng dụng trong điều trị mụn bọc mang lại hiệu quả cao. Nhưng chỉ được chỉ định cho tình trạng mụn nặng. Thuốc được tiêm trực tiếp vào nốt mụn. Mụn sẽ xẹp ngay sau vài ngày. Tuy nhiên, sau điều trị cần có thời gian dài để phục hồi da.

Cách phòng ngừa mụn bọc
Sau khi hiểu rõ mụn bọc là gì, nguyên nhân hình thành như thế nào, bạn cũng sẽ rút ra được cách phòng ngừa tình trạng mụn này hiệu quả. Để ngăn ngừa mụn bọc nói chung cũng như các loại mụn trứng cá nói riêng, bạn nên:
- Làm sạch da đúng cách: Bao gồm việc làm sạch sâu và lựa chọn đúng dòng sản phẩm phù hợp cho da. Để ngăn ngừa mụn hiệu quả, tốt nhất nên áp dụng phương pháp double cleansing tẩy trang và rửa mặt mỗi tối. Đồng thời, tẩy tế bào chết đều đặn 2 – 3 lần một tuần. Bên cạnh đó, đừng quên lựa chọn sản phẩm chăm sóc da có hoạt chất, nồng độ thành phần phù hợp với loại da của mình.

- Xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học: Hạn chế các thực phẩm gây nổi mụn, không thức khuya, giữ tâm trạng thoải mái.

Mụn bọc là một dạng mụn viêm, phá vỡ cấu trúc da nghiêm trọng hơn các loại mụn trứng cá khác. Vì vậy, việc điều trị mụn bọc và sẹo, thâm sau mụn cũng mất nhiều thời gian hơn. Hiểu rõ mụn bọc là gì, nguyên nhân hình thành và cách điều trị đúng sẽ giúp bạn rút ngắn được thời gian chữa cũng như ngăn ngừa mụn tái phát.