Cách nặn mụn không để lại sẹo, tips làm cho làn da mịn màng
Lấy nhân mụn không đúng cách rất dễ khiến nốt mụn viêm nặng hơn và để lại sẹo thâm khó chữa trị. Tuy nhiên, nếu biết cách nặn mụn không để lại sẹo thì bạn sẽ không phải lo lắng đến vấn đề này nữa. Vậy lý do tại sao nặn mụn bị thâm và cách phòng tránh như thế nào? Hãy cùng Bye Bye Blemish tìm hiểu trong bài viết này.
Có nên nặn mụn không?
Có nhiều ý kiến cho rằng không nên nặn mụn mà hãy để mụn tự khô và rụng cồi đi để tránh bị thâm, sẹo. Cũng có người lại khuyên nên lấy nhân mụn thường xuyên. Vậy thì có nên nặn mụn không?

Thật ra, lời khuyên của chuyên gia về mụn là nên lấy nhân mụn đúng cách vào đúng thời điểm. Sau khi mụn đã chín cồi, việc loại bỏ nhân và kết hợp skincare sẽ giúp thúc đẩy quá trình lành mụn diễn ra nhanh hơn. Do đó, bạn nên tìm hiểu cách nặn mụn không để lại sẹo để có thể tự lấy nhân mụn tại nhà dễ dàng.
Mụn nào có thể nặn?
Tuy nặn mụn được khuyến khích trong quá trình điều trị mụn nhưng không phải loại mụn nào cũng nên nặn. Còn tùy vào loại mụn và thời điểm của nốt mụn. Trước tiên, có một số loại mụn không được nặn mà bạn cần lưu ý là: mụn bọc, mụn nang, mụn đỏ, viêm không nhân và mụn mủ chưa khô cồi. Trường hợp mụn nhẹ (dưới 5 nốt nhỏ) có thể sử dụng chấm mụn để mụn gom cồi. Với những ổ mụn lớn, cần đến bác sĩ tư vấn dùng thuốc uống kết hợp bôi. Nếu tự ý nặn mụn trong trường hợp này sẽ khiến mụn lan rộng hơn và dễ để lại sẹo thâm hoặc sẹo rổ mất thẩm mỹ.
Với những nốt mụn được nặn thì cách nhận biết mụn có thể nặn là:
- Đối với mụn đầu trắng: Có thể nặn khi mụn đã gom cồi.

- Đối với mụn ẩn, mụn đầu đen: Chỉ nên nặn khi nốt mụn đã trồi lên tương đối và sử dụng dụng cụ lấy nhân chuyên dụng đã được tiệt trùng để tránh khiến mụn bị viêm.

Cách nặn mụn không để lại sẹo
Nếu đến spa lấy nhân mụn, nhân viên sẽ sử dụng các dụng cụ chuyên dụng và kỹ thuật nặn mụn đúng cách, sau đó thoa sản phẩm dưỡng da thích hợp. Do đó, hạn chế được thâm, tổn thương da. Trường hợp tự nặn mụn, bạn nên áp dụng kỹ thuật nặn mụn tại nhà dưới đây:
Bước 1: Xác định mụn đã có thể nặn hay chưa
Đầu tiên, bạn cần quan sát và xác định sẽ nặn những nốt mụn nào. Hãy lựa chọn những nốt mụn đã khô cồi (với mụn viêm) và mụn đã sắp có thể đẩy ra (mụn đầu đen, mụn ẩn).

Bước 2: Làm sạch da mặt
Tẩy trang và vệ sinh da mặt bằng các loại sữa rửa mặt dịu nhẹ, phù hợp với da để loại bỏ bụi bẩn, ngăn ngừa nhiễm trùng.

Bước 3: Xông hơi
Xông hơi trước khi nặn mụn giúp cho lỗ chân lông nở ra. Từ đó nhân mụn dễ dàng được lấy ra ngoài hơn. Hạn chế việc dùng lực tác động sẽ giảm nguy cơ thâm, sẹo sau nặn mụn. Bạn có thể dùng máy xông hơi chuyên dụng hoặc một chiếc khăn sạch chườm ấm lên mặt.

Bước 4: Chuẩn bị dụng cụ nặn mụn
Có thể sử dụng các loại dụng cụ nặn mụn như: cây nặn mụn, tăm bông… hoặc dùng tay. Tuy nhiên, hãy nhớ vệ sinh, khử trùng dụng cụ sạch sẽ và nếu dùng tay thì nên mang găng tay y tế nhé.

Bước 5: Nặn mụn
Cách nặn mụn không để lại sẹo là dùng một lực nhẹ vừa phải để lấy nhân mụn ra. Nếu nhân mụn nằm sâu bên dưới chưa thể lấy ra ngoài, tuyệt đối không đè mạnh vì sẽ làm tổn thương da để lại vết thâm nghiêm trọng. Bạn hãy dùng dụng cụ gắp nhân ra một cách nhẹ nhàng hoặc sử dụng BHA, AHA hỗ trợ đẩy nhân và chờ thêm vài hôm hãy nặn lại nhé.

>> Xem thêm Nguyên nhân bị mụn viêm và cách phòng ngừa
Bước 6: Làm sạch và chăm sóc da sau nặn mụn
Trong cách nặn mụn không để lại sẹo thâm thì sau khi nặn mụn cần làm sạch da lại một lần nữa bằng tẩy trang có thành phần kháng viêm để loại vỏ vi khuẩn trên da. Bên cạnh đó, kết hợp sản phẩm làm dịu để phục hồi da nhanh hơn.

Cách chăm sóc da sau khi nặn mụn để không để lại sẹo
Cách nặn mụn không để lại sẹo bên cạnh việc có kỹ thuật lấy nhân mụn đúng thì chăm sóc da sau nặn mụn cũng là yếu tố quan trọng. Vì những tổn thương mới nếu được chăm sóc thì thời gian phục hồi sẽ nhanh hơn tổn thương cũ. Do đó, skincare khoa học ngay sau nặn mụn là cách tốt nhất để ngăn thâm, sẹo mụn vĩnh viễn.

Đầu tiên, sau khi thực hiện cách nặn mụn không để lại sẹo thâm trên đây, bạn hãy áp dụng phương pháp kháng khuẩn tại chỗ để ngăn viêm. Toner Tràm Trà, AHA nồng độ thấp hay thuốc bôi trị mụn là những sản phẩm tốt nhất cho mụn vừa mới nặn. Sau đó, có thể kết hợp thêm sản phẩm làm dịu và phục hồi da như B5 để giảm sưng tấy, ửng đỏ.
Làm thế nào để tránh mụn tái phát sau khi nặn?
Mụn tái phát phát sau khi nặn là trường hợp rất phổ biến khi tự nặn mụn tại nhà. Nguyên nhân là do không áp dụng đúng cách nặn mụn không để lại sẹo: dùng dụng cụ không đảm bảo vệ sinh, chưa làm sạch da, nặn mụn viêm chưa gom cồi hay chưa nặn hết nhân mụn ra. Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý những vấn đề sau:
- Đảm bảo nhân mụn đã được lấy sạch: Bên trong nhân mụn là vi khuẩn, nếu chưa được lấy ra hết thì chắc chắn sẽ tiếp tục phát triển và hình thành mụn mới.

- Không trang điểm sau khi nặn mụn: Lúc này, da đang tổn thương cộng với lỗ chân lông mở rộng, là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn phát triển, hình thành nhân mụn mới, vậy nên chúng ta không dùng mỹ phẩm trang điểm.

- Không sờ tay lên mặt: Tay chứa rất nhiều vi khuẩn nên khi chạm lên mặt cũng là cơ hội để hình thành mụn, nhất là với da vừa nặn mụn.

- Giữ vệ sinh đồ dùng cá nhân: Khăn mặt hay khẩu trang, mền gối… là những dụng cụ thường xuyên tiếp xúc với mặt, đồng thời cũng là một “ổ vi khuẩn” mà ít người chú ý đến.

Trên đây là kỹ thuật nặn mụn đúng cách và những lưu ý chăm sóc da sau nặn mụn mà chúng tôi muốn chia sẻ với bạn. Mong rằng sau khi tham khảo bài viết, bạn đã biết cách nặn mụn không để lại sẹo thâm và áp dụng thành công!
>> Xem thêm Mỹ phẩm gồm những gì? Tìm hiểu các loại mỹ phẩm và công dụng của chúng.