Sở hữu làn da mịn màng, không có mụn, thâm là điều mà ai trong chúng ta cũng ao ước. Tuy nhiên, việc kiểm soát mụn không hề dễ dàng, nhất là với những người có cơ địa da dầu. Hiểu rõ được 7 nguyên nhân gây ra mụn phổ biến sẽ giúp bạn biết cách điều trị, phòng ngừa tình trạng này hiệu quả hơn. Hãy cùng Bye Bye Blemish tìm hiểu nhé.
7 nguyên nhân gây ra mụn phổ biến
Nhân mụn hình thành là do lỗ chân lông bị bít tắc bởi bụi bẩn, tế bào chết, bã nhờn. Kết hợp với một số yếu tố khác tạo thành các loại mụn. Có thể là: mụn đầu đen, mụn trứng cá… Hiểu rõ nguyên nhân mụn trên mặt, bạn sẽ dễ dàng tìm được cách điều trị phù hợp. Nhìn chung, 7 nguyên nhân gây ra mụn phổ biến nhất là:
- Vi khuẩn P.acnes (Propionibacterium acnes): Là một loại vi khuẩn kỵ khí gây mụn phổ biến nhất, xếp đầu tiên trong danh sách 7 nguyên nhân gây ra mụn. “Món khoái khẩu” của chúng là bã nhờn. Vì vậy, nếu vệ sinh da không tốt, vi khuẩn P.acnes sẽ phát triển nhanh chóng. Hệ miễn dịch được kích hoạt để chống lại vi khuẩn, tạo thành phản ứng viêm, gây sưng tấy, đau, có thể có mủ tại vị trí chân lông. Chúng ta gọi đó là mụn trứng cá.
- Chăm sóc da không đúng cách: Vệ sinh da kém, không làm sạch bã nhờn, tế bào chết, bụi bẩn, phấn make up… lâu ngày. Khiến chúng bị ứ đọng bên trong lỗ chân lông, hình thành mụn ẩn, mụn trứng cá.
- Làm dụng mỹ phẩm: Làm dụng các loại mỹ phẩm khiến da bị “quá tải” cũng là một trong 7 nguyên nhân gây ra mụn. Mỹ phẩm kém chất lượng khiến da dễ kích ứng, hình thành mụn nước, mụn bọc.
- Thay đổi nội tiết tố: Ở giai đoạn dậy thì hoặc phụ nữ sắp đến chu kỳ kinh nguyệt, mang thai, thời kỳ mãn kinh có nội tiết tố thay đổi. Dẫn đến tuyến bã nhờn hoạt động mạnh, dễ gây mụn hơn. Đây là nguyên nhân mụn ở phụ nữ trưởng thành.
- Stress, thức khuya: Thường xuyên căng thẳng, thức khuya cũng là 1 trong 7 nguyên nhân gây ra mụn trứng cá. Với những người đang bị mụn còn khiến tình trạng thêm nghiêm trọng.
- Chế độ ăn uống: Một số món ăn cũng có thể kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh hơn, từ đó gây ra mụn. Chẳng hạn như: chế phẩm từ sữa bò, tinh bột, đường, thức ăn nhanh…
- Một số loại thuốc: Nếu đang trong giai đoạn dùng thuốc chứa lithium, corticosteroid, testosterone… tình trạng mụn cũng có thể thêm trầm trọng.
Các loại mụn và dấu hiệu
Tùy vào dấu hiệu, nguyên nhân hình thành, mụn có thể được chia thành nhiều loại như:
Mụn ẩn
Mụn ẩn là dạng mụn sần, nhỏ li ti bên dưới bề mặt da. Chúng có kích thước bé và khó quan sát được nhân mụn bên trong. Bạn sẽ dễ dàng cảm nhận được vùng bị mụn ẩn không được láng mịn khi sờ vào. Mụn ẩn thường xuất hiện ở người có lỗ chân lông to hoặc lạm dụng mỹ phẩm, vệ sinh da không sạch sẽ. Ít dùng tẩy tế bào chết cũng là một lý do khiến mặt bị nổi mụn ẩn.
Mụn đầu đen
Có đầu màu đen, kích thước nhỏ tầm 1 – 2 mm. Chúng thường mọc số lượng nhiều và rải rác ở vùng chữ T, 2 bên má, cánh mũi. Hầu hết mọi người đều sẽ gặp phải tình trạng mụn này. Mụn đầu đen hình thành là do bã nhờn và bụi bẩn bít tắc bên trong lỗ chân lông. Bề mặt của lỗ chân lông không bị bao phủ bởi lớp da chết nên nhân mụn sẽ tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài, bị oxy hóa và biến thành màu đen. Dạng mụn này sẽ không thể tự khỏi. Tuy nhiên, hiểu rõ mụn đầu đen và nguyên nhân hình thành thì bạn sẽ có thể điều trị dễ dàng.
Mụn đầu trắng
Mụn đầu trắng hay còn được biết đến là loại mụn trứng cá thông thường. Loại mụn này bạn có thể phân biệt khi thấy cồi trắng cứng ở giữa nốt mụn nhưng không kèm theo dấu hiệu viêm, sưng đỏ. Nguyên nhân hình thành cũng là do vệ sinh da kém, sự tích tụ của bã nhờn và bụi bẩn nhưng không có sự hoạt động của vi khuẩn và bề mặt lỗ chân lông lúc này được bao phủ lại bởi một lớp da nên nhân mụn sẽ không thể bị oxy hóa do tiếp xúc với không khí như mụn đầu đen.
Mụn mủ
Có thể dễ dàng nhận biết khi vùng da mụn ửng đỏ, đau, cồi mụn chứa đầy dịch mủ trắng hoặc vàng. Bên trong đây là xác của vi khuẩn và tế bào của hệ miễn dịch sau quá trình “chiến đấu” với nhau. Bạn tuyệt đối không nên nặn mủ mà hãy để mụn tự khô, rụng cồi sau khoảng 5 – 7 ngày. Để rút ngắn thời gian này, bạn có thể dùng chấm mụn.
>> Xem thêm: Lotion Chấm Mụn Tràm Trà Giảm Mụn Nhanh Sau 1 Đêm Dành Cho Mụn Sưng Viêm Bye Bye Blemish Tea Tree Drying Lotion 30ml
Mụn trứng cá đỏ
Là dạng mụn phổ biến ở cả tuổi dậy thì cho đến những người 50 tuổi. Mụn trứng cá đỏ bệnh lý thường khó kiểm soát với dấu hiệu là các đốm mụn sưng đỏ kèm theo đau, khó chịu, châm chích trên da hoặc không. Nguyên nhân có thể là do ký sinh trùng ở nang lông, sự rồi loại chức năng peptide kháng khuẩn…
Mụn bọc
Là một dạng mụn viêm do vệ sinh da kém và vi khuẩn phát triển. Sau khi hình thành, nốt mụn này sẽ lớn dần theo thời gian (có thể to hơn 5mm) và sưng đỏ, gây đau, đầu mụn có mủ lẫn máu, không có nhân. Không nên tự ý nặn, chích mụn vì có thể làm tình trạng lan rộng và để lại sẹo vĩnh viễn.
Phương pháp điều trị mụn
Cách điều trị mụn hiệu quả trước tiên là bạn cần hiểu rõ về tình trạng da của mình. Tốt nhất, nên có sự tư vấn điều trị của bác sĩ. Không nên tự ý điều trị theo các review, chia sẻ trên mạng vì tình trạng da của mỗi người là khác nhau. Chữa mụn trứng cá thường dùng 1 hoặc kết hợp những phương pháp sau:
Bôi ngoài da
Dùng thuốc bôi và các sản phẩm skincare phù hợp là cách chữa mụn dành cho những trường hợp nhẹ. Sản phẩm bôi trị mụn trứng cá tại nhà thường chứa các thành phần như:
- Retinoids, retinoic, tretinoin: Đây đều là các loại dẫn xuất từ vitamin A. Có tác dụng chính là tái tạo làn da, giúp trị mụn, ngăn ngừa lão hóa. Nhóm hoạt chất này có tác dụng mạnh và giá thành tương đối cao, chỉ thích hợp sử dụng cho người trên 18 tuổi.
- Azelaic acid: Là một loại axit có tính kháng khuẩn nhẹ và ngăn chặn tiết nhờn quá mức, phù hợp dùng để điều trị mụn trứng cá ở mọi lứa tuổi. Kích ứng có thể xảy ra với một số người khi sử dụng hoạt chất này nhưng cũng không quá đáng kể.
- Salicylic acid (BHA): Đây gần như là thành phần không thể thiếu bất kể là do 7 nguyên nhân gây ra mụn nào. Tác dụng chính của Salicylic acid là làm thông thoáng lỗ chân lông, giúp nhân mụn dễ trồi lên và ngăn ngừa hình thành mụn mới.
- Benzoyl peroxide: Là một hoạt chất sử dụng cho tình trạng mụn ở mức độ nhẹ đến trung bình. Benzoyl peroxide có hiệu quả kháng khuẩn gây mụn và làm tróc đi lớp sừng khi bôi lên da.
Dùng thuốc uống
Với những trường hợp mụn trung bình đến nặng, cần kết hợp thêm thuốc uống để kháng khuẩn, giảm viêm và điều tiết bã nhờn. Thường là các loại thuốc:
- Kháng sinh: Làm giảm sự phát triển của vi khuẩn P.Acnes gây mụn trứng cá. Một toa thuốc kháng sinh trị mụn thường được kê từ 1 – 6 tháng. Tuy nhiên, việc sử dụng kháng sinh trong thời gian dài có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nên giải pháp này ít phổ biến hơn các loại thuốc khác. Tetracyclin và Erythromycin là hai loại thuốc được dùng nhiều trong điều trị mụn trứng cá tại nhà.
- Kẽm: Có liên quan đến việc kìm hãm hệ thống miễn dịch và điều tiết lượng bã nhờn trên da. Đây gần như là loại thuốc không thể thiếu trong bất cứ liệu trình trị mụn nào.
- Isotretinoin: Là một loại retinoid đường uống, được sử dụng phổ biến cho các trường hợp mụn trứng cá nặng. Tuy nhiên, Isotretinoin không thích hợp sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú. Với người dùng, cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ như: làm khô da, khô môi, chảy máu cam, tâm trạng thất thường.
- Thuốc tránh thai: Là loại thuốc có thể sử dụng để phòng ngừa và điều trị mụn trứng cá lâu dài vì tác dụng kiểm soát nhờn trên da. Tuy nhiên, mặc hạn chế của thuốc tránh thai trị mụn trứng cá là chỉ có thể sử dụng cho một số đối tượng phụ nữ.
Một số phương pháp khác
Các cách điều trị mụn hiệu quả dưới đây thường được áp dụng kết hợp để rút ngắn thời gian điều trị mụn bao gồm:
- Lấy nhân mụn: Sau khi nhân mụn được lấy ra, bạn cần sử dụng các sản phẩm skincare giúp lỗ chân lông thông thoáng, se khít trở lại. Lưu ý rằng lấy nhân mụn phải được thực hiện bởi người có kỹ thuật, dụng cụ vệ sinh để tránh gây sẹo, viêm nhiễm làm mụn nặng hơn.
- Peel: Đây là phương pháp làm sạch da bằng các hoạt chất AHA và BHA ở nồng độ cao. Có tác dụng giúp loại bỏ tế bào chết, tái tạo bề mặt da, đẩy mụn. Giải pháp chăm sóc da này được khuyên áp dụng mỗi tuần 1 lần với cả người không bị mụn để duy trì làn da sạch, khỏe. Bạn cũng có thể tự sử dụng tinh chất peel da tại nhà hàng tuần để làm sạch da.
- Liệu pháp ánh sáng: Đây là một trong những cách điều trị mụn trứng cá nhanh nhất đối với cả 7 nguyên nhân gây ra mụn. Tùy vào từng tình trạng mụn mà bác sĩ sẽ chiếu ánh sáng có bước sóng phù hợp để tiêu diệt vi khuẩn, kích thích nhân mụn trồi lên, se khít lỗ chân lông…
Chế độ sinh hoạt và phòng ngừa mụn
Để phòng ngừa cũng như điều trị mụn nhanh hơn, ngoài việc hiểu rõ 7 nguyên nhân gây ra mụn, bạn nên chú ý những vấn đề như:
- Áp dụng chế độ double cleansing, tẩy trang và dùng sữa rửa mặt mỗi tối.
- Cách chăm sóc da để ngăn ngừa mụn là không dùng sản phẩm skincare chứa dầu để tránh gây bít tắc lỗ chân lông.
- Xây dựng lối sống lành mạnh, không thức khuya, hạn chế stress, thường xuyên vận động. Xem thêm: Chế độ sinh hoạt dành cho người bị mụn.
- Rửa mặt sạch sau khi tập thể dục, tiết mồ hôi, vệ sinh các vật dụng tiếp xúc với mặt thường xuyên.
- Uống đủ nước, hạn chế các thực phẩm gây tăng tiết bã nhờn: đồ cay nóng, thức ăn nhanh, đồ ngọt…
>> Tham khảo thêm: Người bị mụn nên ăn gì và không nên ăn gì?
Hy vọng những thông tin Bye Bye Blemish chia sẻ sau đây đã giúp bạn hiểu rõ về 7 nguyên nhân gây ra mụn. Qua đó cũng biết cách chăm sóc da để ngăn ngừa mụn hiệu quả.